Phân loại đặc tính gỗ veneer óc chó, xoan đào và gỗ sồi

Công Ty VĨNH AN tập trung các dòng sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, kho hàng luôn có sẵn phục vụ khách hàng: gỗ cao su, gỗ ghép, ván phủ melamine, ván phủ veneer, ván phủ giấy, ván MDF, MFC,… Quý khách hàng sẽ nhận được báo giá cạnh tranh nhất, phản hồi nhanh, dịch vụ tốt nhất, vận chuyển nhanh nhất, hãy liên hệ:

BỘ PHẬN KINH DOANH

 0909.029.348

*   *   *

PHÂN LOẠI ĐẶC TÍNH GỖ VENEER ÓC CHÓ, XOAN ĐÀO VÀ GỖ SỒI

Veneer là gì?

Veneer là tên gọi thành phẩm của các loại gỗ tự nhiên sau khi “lạng mỏng”, tùy từng yêu cầu sử dụng cụ thể mà độ dày của gỗ Veneer phổ biến từ 1Rem – 3Ly.


Gỗ veneer thành phẩm dạng cuộn

Chính vì vậy một cây gỗ tự nhiên kích thước trung bình cũng có thể sản xuất được rất nhiều gỗ Veneer với công nghệ hiện đại. Sử dụng gỗ veneer thay thế gỗ tự nhiên là sự lựa chọn của rất nhiều quốc gia, gia đình, công ty nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại sự sang trọng của đồ nội thất vì vẫn giữ được vân gỗ tự nhiên.

Đặc tính: 

  • Bản thân Veneer được lạng ra từ gỗ tự nhiên chính vì vậy mang đầy đủ tính chất của cây chủ như: Óc chó, sồi, xoan đào,….. về màu sắc, độ bền,…
  • Ngoài mang đầy đủ tính chất của gỗ tự nhiên(cây gốc), sau khi được lạng ra, gỗ thô sẽ được gia công, chế biến theo từng tiêu chuẩn đối với loại gỗ khác nhau. Nhằm loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ, vi khuẩn, tăng độ bền của gỗ với môi trường và các tác động từ bên ngoài.

Phân loại:

  • Hiện nay trên thị trường thế giới có hàng trăm các loại sản phẩm Veneer khác nhau, tại Việt Nam các sản phẩm Veneer được yêu thích và sử dụng nhiều đó là: Veneer óc chó, tần bì, sồi, xoan đào,…. Và hãy cùng tìm hiểu chúng kỹ hơn với các thông tin chi tiết dưới đây cùng chúng tôi.

1. Veneer sồi

Veneer sồi được sản xuất nhiều tại các nước Đông Âu như Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới với nguồn nguyên liệu sồi được trồng thành các cánh rừng lớn. Sồi là tên gọi chung của khoảng 400 loài cây gỗ hay cây bụi thuộc chi Quercus thuộc họ sồi, tuy nhiên để lấy gỗ thì chỉ có một số là đạt yêu cầu và phổ biến nhiều trong tự nhiên với ưu điểm thân gỗ lớn, chất lượng tốt.

– Ưu điểm:
  • Giá thành của sản phẩm được chế tạo từ gỗ công nghiệp và phủ veneer sồi lên bề mặt tương đối là phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Công nghệ xử lý cao từ khâu lạng gỗ đến chế biến với quy trình khép kín nên gỗ có khả năng chống cong vênh, mối mọt, độ bền tốt với thời gian. Phù hợp với nhiều đồ nội thất như bàn ghế, tủ bếp,…

– Nhược điểm: Với đặc tính phần lõi làm bằng gỗ công nghiệp chính vì vậy các sản phẩm phủ Veneer dễ bị thấm nước, rạn nứt hay trầy xước. Chính vì vậy loại gỗ này thường được sản xuất các loại nội thất cố định, ít di chuyển sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

– Giá bán: Hiện nay phụ thuộc vào kích thước, từng đơn vị cung cấp, quốc gia cũng như chất lượng gỗ thành phẩm,…. nên mỗi nhà cung cấp lại có một mức giá khác nhau. Chúng tôi sẽ ví dụ một mức giá gỗ Veneer sồi sọc hồng thành phẩm từ Trung Quốc với kích thước 1220x2440mm có giá 130.000 đồng giá bán lẻ. Nếu bạn mua với số lượng lớn hoặc mua tại nguồn chi phí sẽ tốt hơn rất nhiều.

2. Veneer óc chó

Veneer óc chó được sản xuất từ gỗ cây óc chó với độ dày phổ biến là 3 ly sau đó dán lên các loại cốt gỗ công nghiệp như: Gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF,… tạo thành gỗ công nghiệp Veneer thành phẩm. Cây óc chó (Hồ đào/Hạnh đào) có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng rất hợp với khí hậu tại Mỹ đặc biệt là California Walnuts và được trồng rất nhiều tại châu Mỹ như Canada, Argentina,… Ở Việt Nam cây óc chó được trồng phổ biến tại các vùng giáp danh biên giới và vùng núi như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…
Một số đặc điểm bên ngoài là cây có màu tro, vỏ nhẵn và chiều cao có thể lên đến hơn 30m trong tự nhiên.

Gỗ Veneer óc chó

– Ưu điểm:

  • Các thành phẩm được sản xuất từ Veneer óc chó có vân đẹp và màu sắc như gỗ óc chó tự nhiên, dễ dàng tạo hình, gia công, lựa chọn dễ dàng màu sắc và loại vân theo sở thích.
  • Thành phẩm từ Veneer óc chó ít sự cong vênh và chống mối mọi triệt để nhờ công nghệ tiên tiến và sản xuất khép kín.
  • Giá sản phẩm chỉ bằng 1/4 so với sử dụng toàn bộ nội thất bằng gỗ óc chó tự nhiên.

– Nhược điểm:

  • Cũng mang nhược điểm chung của các biến thể của gỗ Veneer khác, nếu sử dụng không cẩn thận dễ bị xước, rạn nứt.
  • Chính vì vậy khi sử dụng cần cẩn thận và tránh các yếu tố tác động như nước, va đập mạnh.

– Giá bán: Hiện nay giá Veneer óc chó phụ thuộc vào kích thước và độ dày cũng như thương hiệu khác nhau, quốc gia,… Chúng tôi xin đưa ra giá tham khảo từ các công ty bán sản phẩm trên thị trường với kích thước 640x2500mm:
+ Giá Veneer óc chó lạng:
Óc chó vân núi sẫm kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng
Óc chó vân núi nhạt kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng
Óc chó vân sọc kích thước 640x2500mm ~ 86.000 đồng
Óc chó vân sọc to kích thước 640x2500mm ~ 90.000 đồng
Óc chó xanh kích thước 640x2500mm ~ 95.000 đồng

+ Giá ván Veneer óc chó(5rem phủ 2 mặt – MDF 17mm):
Óc chó vân núi sẫm 760.000 đồng
Óc chó vân núi nhạt 760.000 đồng
Óc chó vân sọc 760.000 đồng
Óc chó vân sọc to 780.000 đồng
Óc chó vân sọc nhạt 780.000 đồng
Óc chó xanh 805.000 đồng

Trên là bảng giá tham thảo dành cho MDF, các cốt khác như MFC, dăm,.. sẽ có các mức giá khác nhau.

Veneer xoan đào

Xoan đào có tên khoa học là Prunus arborea  và phân bố nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia,….
Veneer xoan đào được lạng từ gỗ cây xoan đào với tiêu chuẩn phổ biến là 3 ly và rất được yêu thích sử dụng bởi gia đình Việt làm bàn ghế, tủ bếp, sàn nhà chung cư,…

Gỗ Veneer xoan đào

– Ưu điểm: Sản phẩm có vân gỗ Xoan đào tự nhiên, độ bền tốt, đặc biệt các loại Xoan đào Mỹ có màu sắc rất đẹp và sang trọng. Công nghệ sản xuất và lắp ghép nhanh chóng, đơn giản, hạn chế cong vênh, mối mọt, bền với thời gian và chi phí rất hợp lý đối với nhiều đối tượng.
Nhược điểm:

  • Xoan đào mẫu mã đẹp đối với các loại nhập khẩu cao cấp nhưng đối với các mẫu thường thì màu sắc và vân gỗ không được nổi bật.
  • Nếu sử dụng gỗ Veneer xoan đào nhập khẩu thì chi phí sẽ cao hơn so với một số loại gỗ veneer thông thường.

– Giá bán: Hiện nay giá bán tấm lạng Xoan đào Mỹ có giá khoảng 115.000 đồng với kích thước 640x2500mm và ván phủ 2 mặt(5rem – MDF 17mm) có giá khoảng 900.000 đồng.
– Sản xuất: Hiện nay trên thế giới, nguồn gỗ Veneer được sản xuất chủ yếu ở một số nước lớn có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng lớn như: Nga, Mỹ, Canada, Argentina, Brazil, Trung Quốc,…Hiện nay tại Việt Nam có thương hiệu An Cường là một nơi sản xuất, nhập khẩu, phân phối gỗ Veneer có uy tín hàng đầu. Ngoài ra thương hiệu này con phân phối gỗ Laminate cao cấp được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Quy trình sản xuất:

Đối với mỗi quốc gia, quy trình sản xuất gỗ Veneer có thể khác nhau ở một số khâu kỹ thuật nhưng dưới đây là khung sản xuất gỗ Veneer đặc trưng bạn có thể tham khảo:

– Bước 1: Gỗ tự nhiên sau khi được chặt, loại bỏ cành, vỏ,.. sau đó gỗ sẽ được xử lý qua các công đoạn: Luộc, ngâm tẩm để gỗ hết nhựa, tăng độ bền với thời gian, gỗ dễ gia công hơn và đẹp hơn.
– Bước 2: Sử dụng máy lạng gỗ tiêu chuẩn có độ dài lớn hơn 3m và dày lưỡi lạng tiêu chuẩn 3ly. Đây là tiêu chuẩn phổ biến giúp gỗ giữ được vân, màu sắc, bền hơn, khó bị rách và dễ dàng thi công.
– Bước 3: Sau khi lạng các tấm Veneer xếp thành chồng và cho vào máy sấy công nghiệp tránh phơi ra nắng như các cách làm truyền thống dễ làm các tầm Veneer giòn, cong vênh, nứt nẻ,… Và ưu điểm khi sử dụng máy sấy đó là có thể điều chỉnh được thời gian khô từ từ tránh ẩm mốc,…
– Bước 4: Sau khi đã sấy, các tấm Veneer sẽ được máy lăn keo dán vào các cốt gỗ công nghiệp như (MDF, MFC, DHF,…) tùy vào mục đích sử dụng.
– Bước 5: Khi đã dán xong đến bước đưa ván gỗ Veneer vào máy ép nhiệt trong thời gian khoảng 5 phút dưới nhiệt độ 60 độ C.
– Bước 6: Sử dụng máy chà nhám chà lại bề mặt để làm tinh bề mặt, các góc cạnh.
– Bước 7: Kiểm định chất lượng đạt yêu cầu sau các bước để đưa ra thi công hoặc lưu thông, bày bán trên thị trường.

– Ứng dụng
Gỗ Veneer được ứng dụng phổ biến trong ngành nội thất chung cư, showroom, văn phòng,.., và dần là sự lựa chọn thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang cạn kiệt.